Khu vực mái bê tông là nơi chịu các tác động bên ngoài nhiều như nắng, mưa, khí hậu, nhiệt độ. Điều này gây nên hiện tượng nứt mái bê tông. Dưới đây là các vật liệu chống thấm mái bê tông đạt độ bền cao.
Khi xảy ra các trường hợp rạn nứt khu vực mái bê tông mà không xử lý nhanh chóng thì sẽ kéo theo các hậu quả khôn lường.
- Trần bê tông bị nứt dẫn đến việc nước mưa chạy vào gây dột công trình
- Nhà cửa dễ bị xuống cấp nhanh chóng, hư hại nặng nề
- Các thiết bị có nguy cơ hỏng hóc, cháy nổ do nhiễm nước
Ngoài nguyên nhân do tác động của thời tiết, thì nguyên nhân do thi công cũng khiến mái bê tông bị rẽ, nứt, ẩm dột:
- Chưa xử lý chống thấm có tác dụng đàn hồi khi xây. Do đó khi thời tiết tác động vào dễ khiến sàn bị nứt, nẻ.
- Dùng sai các vật liệu chống thấm hoặc sử dụng các vật liệu kém chất lượng, không đạt hiệu quả cao.
- Thi công sử dụng kỹ thuật kém, không đúng cách, không đạt được yêu cầu về kỹ thuật.
Hiện nay trên thị trường áp dụng phổ biến 5 vật liệu được dùng để xử lý chống thấm mái bê tông. AZ Clear xin chia sẻ một số tính năng của 5 vật liệu này.

Chống thấm mái bê tông
5 nguyên liệu chống thấm mái bê tông tốt nhất
1, Keo chống thấm chuyên dụng
Sàn bê tông nứt là trường hợp cần xử lý chuyên biệt do đó thợ kỹ thuật cần xử lý keo TX-911 được cấu tạo từ PU với Bitum.
Chất keo này có độ đàn hồi cao do đó có thể dùng để trám các vết nứt ở thời gian dài. Đặc biệt chúng có khả năng giãn, nở, co lại tùy thuộc vào từng dạng thời tiết. Do đó dù ngày mưa hay ngày nắng bạn cũng không cần lo lắng cho sàn mái của nhà mình.
2, Chống thấm với nhựa đường triệt để
Đây là vật liệu cần đun nóng chảy. Khả năng thẩm thấu cùng với độ kết dính tốt. Nhựa đường được cấu tạo từ lớp màng dày dặn, có tác dụng ngăn nước tối ưu. Khi quét nhựa đường bạn cần lưu ý thời gian hợp lý. Lý tưởng nhất khi dùng chính là sau khi đã dùng keo để bít kín lại các vết nứt. Từ đó chúng ta có 2 lớp chống thấm, nước mưa khó lòng mà tràn xuống mặt sàn bê tông. Đây cũng được coi là phương pháp thi công chắc chắn nhất.
3, Chống thấm với màng khò nóng
Bên cạnh nhựa đường màng chống thấm khò nóng dày 3mm - Màng Bitumex BP 300 cũng được đánh giá cao với độ bền tốt. Thay vì dùng hóa chất hay sơn chống thấm dù đẹp, dễ sử dụng nhưng độ bền thấp thì màng khô nóng được sử dụng thường xuyên hơn.
Trước khi dùng màng khô nóng thì cần dùng vữa grout không co ngót cho khu vực ống thoát sàn trước, sau đó thì bơm keo Epoxy quanh khu vực miệng ống, trên cùng mới dùng màng thì hiệu quả sẽ tuyệt đối.
4, Vật liệu Flinkote
Flinkote được coi là chìa khóa dùng để thi công chống thấm cho mái bê tông khi bị nứt. Nó được sử dụng trực tiếp mà không cần các lớp lót, đệm hay các thao tác khác. Khiến cho công việc của thợ thi công giảm đáng kể, tiết kiệm thời gian và cả sức lực.
Dễ dàng sử dụng mà công dụng của Flinkote vẫn được công nhận. Do đó, đây là giải pháp mà thợ thi công thường hay áp dụng.
5, Chống thấm bằng Sika
Ngoài nhựa đường và Flinkote, thì thợ kỹ thuật có thể dùng đến Sika để chống thấm mái bê tông sau khi các vết hư hại đã được trám. Đây là chất liệu phổ thông nhất, có màng ngăn nước ưu việt cho toàn bộ khu vực sàn bê tông.
Vì là hóa chất dạng lỏng nên nó có thẩm thấu tốt. Thi công cũng tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, mà lại hiệu quả cao lên đến cả chục năm.
Nắm được các phương pháp để chống thấm mái bê tông sẽ giúp khách hàng dễ dàng trong việc lựa chọn hình thức chống thấm cho sàn mái của gia đình. Thậm chí không cần sử dụng đến thợ cũng có thể tiến hành sửa chữa. Với những thông tin trên mà AZ Clear đưa đến, chúc khách hàng đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc sửa chữa vết nứt trên mái bê tông.
Xem thêm: cẩm nang chống thấm đơn giản, hiệu quả
Công ty chống thấm Azclear - đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ chống thấm, chống thấm sân thượng, chống thấm tầng hầm, chống thấm tường, chống thấm nhà vệ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu mà khách hàng không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm hãy liên hệ với Azclear để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất nhé.