Tường bị nứt là hiện trạng phổ biến của mọi ngôi nhà dù cũ hay mới. Điều này gây nên rất nhiều phiền toái khi sinh sống. Do đó bạn có thể học cách tự chống thấm tường bị nứt để xử lý cho ngôi nhà của mình.
Cách tự chống thấm tường bị nứt cho ngôi nhà của bạn
1, Hậu quả
Tường bị nứt giống như vết đất nứt giữa sa mạc vậy. Đừng coi thường các vết nứt vì nó dễ dàng gây cho bạn những tác hại nghiêm trọng. Ví dụ như là:
– Căn nhà của bạn mất thẩm mỹ do các mảng tường ố, vàng, tróc, loang lổ gây nên.
– Tường bị nứt dễ mọc các mảng riêu lớn, lâu ngày dẫn đến ẩm mốc
– Các vết nứt sẽ ngày càng lan rộng khiến cho kết cấu của tường có nguy cơ sụp đổ.
– Các mảng tường rơi ra, các mốc bẩn tràn lan vừa làm bẩn không gian vừa khiến bạn dọn dẹp mệt mỏi.
– Nấm mốc sinh sôi nên vi khuẩn khiến cho các thành viên trong gia đình phát sinh bệnh tật.
Với những nguyên nhân trên, việc nứt tường khiến bạn vô cùng mệt mỏi và dẫn đến những hệ lụy đáng ngại. Trước khi đi đến cách khắc phục hư hại này, ta cần biết nguyên nhân do đâu gây nên hiện tượng đó.

Hiện tượng nứt tường
2, Các nguyên nhân
Biết được nguyên nhân của việc này mới giúp chúng ta chống thấm tường bị nứt một cách triệt để. Một số nguyên nhân là:
- Đầu tiên chính là do lỗi kỹ thuật khi trát vữa. Khi trát tường, thợ làm quên tưới hoặc tưới không đủ nước cho tường khô trước khi trát vữa. Trộn vữa không đều, vữa không đạt chất lượng cũng là nguyên nhân. Bên cạnh đó kỹ thuật của thợ kém khi trát lên tường không đồng đều chỗ dày, chỗ mỏng cũng khiến cho tường bị bong tróc nhanh chóng.
- Thứ 2 là do địa chất khu vực yếu. Nhà có hiện tượng bị lún nền, sạt móng cũng khiến cho tường bị nứt.
3, Các cách xử lý
Khi đã có nguyên nhân, giờ là lúc chúng ta bắt tay vào giải quyết hậu quả. Bạn hoàn toàn có thể tự sửa chữa cho ngôi nhà của mình mà không cần gọi đến thợ nếu áp dụng đầy đủ cá bước dưới đây.
Trước tiên hãy chuẩn bị bề mặt thật tốt:
- Đám nhám toàn bộ khu vực tường bị nứt bằng thủ công như đá mai hoặc giấy nhám.
- Nếu có máy móc hãy sử dụng máy áp lực để dùng nước làm sạch các bề mặt có vết nứt
- Cần làm ẩm khu vực trước khi thi công ở một độ nhất định tránh trường hợp vật liệu chống thấm bị chết nhanh
- Đảm bảo khu vực bề mặt cần sạch, khô, không có các tạp chất như bụi, mỡ, sáp để tránh làm giảm độ kết dính
Tiếp theo đó tiến hành thi công
Bằng sơn chống thấm Kova 2 thành phần theo tỉ lệ: 1 lít nước + 2kg xi măng + 2kg sơn chống thấm. Hỗn hợp khi trộn xong cần đảm bảo dùng trong vòng 4 giờ không hơn.
Sử dụng chổi hoặc lăn sơn hoặc máy phun sơn để thi công theo 2 lớp:
- Lớp 1 lăn hỗn hợp đã pha theo chiều dọc thẳng đứng với bức tường
- Sau 1 tiếng lăn tiếp lớp 2 lăn hỗn hợp theo cả chiều ngang và chiều dọc đảm bảo phủ kín được bề mặt.
Ngoài sơn chống thấm Kova, bạn có thể tham khảo thêm một số loại vật liệu dùng để chống thấm tường hiệu quả. Với những bức tường ngoài trời bạn có thể sử dụng sơn chống thấm ngoài trời. Đây là vật liệu được ưa chuộng khi sử dụng chống thấm cho tường. Có nhiều hãng sơn có hiệu quả này như là Dulux, Jotun, Polyurethane. Chống thấm tường bằng Sika cũng là biện pháp ưu việt. Loại vật liệu này có tính năng rất nổi trội cùng với độ bền cao. Khả năng bám dính và đàn hồi dưới mọi vật liệu giúp Sika thông dụng khi sử dụng chống thấm. Nó có nguyên liệu gần giống với xi măng polymer nhưng đã được cải tiến. Chuyên trị các vết ẩm mốc, nứt và chống thấm hiệu quả.
Như vậy, bạn hoàn toàn có thể tự chống thấm tường bị nứt cho ngôi nhà của mình mà không cần đến thợ kỹ thuật. Chúc các bạn thành công.
Xem thêm: cẩm nang chống thấm đơn giản, hiệu quả
Công ty chống thấm Azclear - đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ chống thấm, chống thấm sân thượng, chống thấm tầng hầm, chống thấm tường, chống thấm nhà vệ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu mà khách hàng không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm hãy liên hệ với Azclear để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất nhé.