Nguyên nhân và cách chống thấm dột trần nhà

2021-12-02 16:40:57 358 lượt xem

Thấm dột trần nhà là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong ngôi nhà của bạn. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này cũng như cách chống thấm dột trần nhà như nào hãy cùng tìm hiểu nhé! 

1, Nguyên nhân gây nên thấm dột 

Khí hậu của nước ta cũng ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Độ ẩm cao, có mùa mưa chính là một trong những nguyên nhân gây nên những vết nứt, thấm của trần nhà. 

Trong quá trình sử dụng nếu chủ nhà không bảo hành công trình thường xuyên, dưới tác động của thời tiết việc hư hại là điều tất yếu. 

Trong quá trình thi công, các vật liệu đều có tuổi thọ riêng của nó. Ví dụ như khi các mao quản của vật liệu bị tiếp xúc với nước hoặc hơi ẩm của nước thì các hiện tượng giãn nở vật liệu sẽ diễn ra. Sự giãn nở này làm xuất hiện những lỗ rỗng khiến nước dễ dàng thâm nhập vào nhất là mùa mưa. Khi chúng đã tích lũy đủ nước, những vết thấm, ố, những vết rẽ sẽ xuất hiện ra bên ngoài và mắt thường sẽ có thể thấy được. Đó là nguyên nhân khách quan của tình trạng thấm, dột trần nhà. 

Trong đó nguyên nhân chủ quan thường do con người gây nên. Nằm ở biển hiện của việc cắt xén nguyên liệu, sử dụng các vật liệu rẻ tiền, không chống thấm cho tường khi xây dựng. Với những nguyên nhân này, nước ở các khu vực dễ dàng xâm nhập vào bức tường gây ra sự biến đổi trong kết cấu. Đặc biệt là những khu vực gần nguồn nước như nhà vệ sinh hay nhà bếp. 

Đừng cho rằng các vết nứt, thẩm thấu này là không quá nguy hại. Bởi thời gian càng lâu nó càng dễ gây ra sự biến đổi về hạ tầng cả ngôi nhà dẫn đến tình trạng sụp, cháy, nổ, hỏng hóc thiết bị, gây nguy hại đến sức khỏe của mọi người. 

Chống chấm dột trần nhà 

2, Những vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm, dột 

Biết được những vị trí dễ xảy ra hiện tượng thấm, dột sẽ giúp bạn trong cách điều chỉnh hoặc là phòng tránh việc này. 

  • Khu vực nằm sâu trong đất như tầng hầm, các hố thang máy, khu chân tường
  • Khu vực trực tiếp bị  mưa gió xối vào như trần nhà, mái nhà, tường bên ngoài hay lô gia và ban công
  • Khu vực tiếp xúc hoặc gần với nguồn nước như bếp, các hộp kỹ thuật hay sàn nhà vệ sinh
  • Khu vực để các bể chứa như bể nước, bể chứa, khu vực hồ bơi
  • Khu vực  xung yếu như nơi tiếp giáp giữa hai công trình được xây sát nhau, khu vực chân có kết cấu bồn nước, 2 bức tường sát nhau, các ống nước tiếp giáp... 

3, Biện pháp chống thấm dột tường 

Dưới đây là một số các biện pháp chống thấm dột trần nhà được sử dụng phổ biến hiện nay mang lại hiệu quả cao và cả chi phí hợp lý. 

Nhựa đường

Là vật liệu sử dụng phổ biến bởi các thợ thi công. Trước khi xử lý bằng nhựa đường trần của bạn cần được phủ lót một lớp primer. Cách thức này khá dễ dàng và đơn giản. 

Sơn chống thấm

Dùng sơn chống thấm tốt nhất là vào thời điểm căn nhà mới xây. Cách dùng này vừa đảm bảo ngôi nhà của bạn bền, đẹp, độ an toàn cao mà còn khiến nó đẹp, sang trọng cho bên ngoài và bên trong căn nhà. 

Màng chống thấm 

Màng chống thấm có tính tương thích với các loại trần khác nhau. Màng gồm 2 loại màng khò nóng và một loại khác là màng dán lạnh. Đều có độ bền tốt. Một số loại màng đang được sử dụng là: Shell Flintkote, Kova, Sika, Index, Sankote, Wapro, Shellkote, Rainkote, Weatherkote.

Keo chống thấm 

Thường dùng để bít lại những vết nứt trên bề mặt trần. Ngăn cho nước tiếp tục xâm nhập bên trong. Được dùng khi mức độ hư hại nhẹ. 

Phun chống thấm

Đây là dạng chất lỏng có thể phun hoặc quét lên trần để tạo lớp màng chống thấm. Có tác dụng bảo vệ trần khỏi các tác động thời tiết. Thi công dễ dàng và tiết kiệm thời gian. 

Phụ gia chống thấm

Đây là loại vật liệu kết hợp cùng với xi măng, vữa,... trong quá trình xây dựng để tăng độ kết nối và làm khít các vật liệu. Sử dụng vật liệu này giúp tăng độ bền của công trình và ngăn cho nước hay hơi ẩm có cơ hội thẩm thấu vào bên trong. 

Trên đây là nguyên nhân và cách chống thấm dột trần nhà mà bạn có thể tham khảo.

Xem thêm: cẩm nang chống thấm đơn giản, hiệu quả

Công ty chống thấm Azclear - đơn vị có trên 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ chống thấmchống thấm sân thượngchống thấm tầng hầmchống thấm tườngchống thấm nhà vệ sinh luôn là lựa chọn hàng đầu mà khách hàng không nên bỏ qua. Nếu bạn đang có nhu cầu chống thấm hãy liên hệ với Azclear  để được tư vấn miễn phí và đặt lịch sớm nhất nhé.

 

Bài viết liên quan
0 đánh giá về Nguyên nhân và cách chống thấm dột trần nhà
SAO TRUNG BÌNH
0
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Vui lòng chọn đánh giá:
CAPTCHA
0563 928 730
0563 928 730
Zalo chat