Những biện pháp thi công chống thấm sàn mái được sử dụng phổ biến

2021-11-23 16:49:41 535 lượt xem

Không chỉ ảnh hưởng đến mỹ quan của công trình, thậm chí nó còn gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Chính vì vậy mà chống thấm sàn chính là yêu cầu cần thiết của bất kỳ loại công trình nào.

1, Biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng màng bitum khò nóng

- Quét lớp lót Primer

- Sử dụng lu sơn để thi công trên mặt bằng rộng. Lớp sơn cần được dàn mỏng và đều, bao phủ kín mặt bê tông

- Sau khi để sơn lót khô tròn khoảng 6 tiếng ở 30 độ thì tiếp tục tiến hành dán miếng màng bitum chống thấm

- Thi công màng chống thấm: Sử dụng ngọn lửa lướt qua lại một cách đều đặn vào bề mặt khò dính dưới màng bê tông. Đồng thời bạn cần đốt nóng phần diện tích bề mặt thi công, dán phần màng đã khò vào khu vực này. Bạn cần phải thao tác thật nhanh các bước và phân bố nguồn nhiệt đồng đều để có thể đạt được hiệu quả cao hơn.

- Xử lý cổ ống

- Chân tường: dán tối thiểu 15cm

Khi thi công xong cần phải cán vữa để bảo vệ lớp màng chống thấm, hoàn trả lại mặt bằng.

Ưu điểm của biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng màng bitum khò nóng:

- Thi công nhanh

- Có sự đàn hồi tốt

- Không kén bề mặt và có thể thi công ở mọi nơi

2, Biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng bitum tự dính

- Trải cuộn màng chống thấm tự dính theo chiều dài được yêu cầu, sau đó cắt màng theo kích thước mong muốn

- Bóc lớp giấy lót dán màng lên sao cho diện tích chồng mí tối thiểu là 5cm

- Ngay sau khi thi công xong thì cần phải cán vữa bảo vệ lên trên lớp màng chống thấm ngay để bảo vệ màng

Ưu điểm của biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng bitum tự dính:

- Dễ thi công

- Khô nhanh, tạo thành một lớp phủ linh hoạt và bền

- Đặc tính kết dính tốt và có khả năng lấp kín những vết nứt

- Được thiết kế dựa trên kết cấu cũ và mới

3, Biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng chất chống thấm polyurethane

- Chuẩn bị bề mặt: Mặt nền cần phải khô, không bám bụi, dầu, mỡ,... Nên quét lót bề mặt để cố định bề mặt nhằm tăng cường độ bám dính và đạt hiệu quả bao phủ cao hơn.

- Thi công: Khuấy kĩ sản phẩm trong thùng (có thể sử dụng máy khuấy tốc độ chậm trong vài phút). Sau khi quét lót, phun/lăn/quét tối thiểu 2 lớp Neoproof PU W theo 2 hướng khác nhau. Lớp đầu tiên cần được pha với 5% nước. Phun/lăn/quét lớp thứ hai sau lớp đầu tiên 24 tiếng và không cần pha loãng. Nếu có lớp thứ 3 thì cũng được thi công theo hướng dẫn trên.

Ưu điểm của biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng chất chống thấm polyurethane:

- Bám dính cao

- Chống đọng nước

- Độ giãn dài và độ đàn hồi cao

- An toàn đối với sức khỏe

- Tuổi thọ có thể kéo dài từ 20 đến 30 năm

- Không xuất hiện mối nối khi thi công

4, Biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng

- Chuẩn bị: Bề mặt thi công phải khô, không dính bụi, mỡ, dầu, đất,... Các lỗ hổng hoặc các khuyết tật trên bề mặt thi công cần phải được sửa chữa.

- Thi công:

+ Đổ đều phần rắn A (Revinex Flex) vào phần B (Revinex Flex ES) dựa trên tỷ lệ 25:12 (có thể sử dụng máy khuấy tốc độ chậm để tránh sinh bọt) đến khi đồng đều

+ Quét/lăn/phun hỗn hợp liên tục, hiệu quả nhất là 2 lớp với độ dày khoảng 1 đến 1.5mm mỗi lớp

Ưu điểm của biện pháp thi công chống thấm sàn mái sử dụng vật liệu chống thấm gốc xi măng:

- Chi phí thấp

- Thao tác đơn giản và dễ thi công tại nhà

Trên đây là 4 biện pháp thi công chống thấm sàn mái phổ biến được sử dụng tại đa số các công trình. Các bạn có thể tham khảo và lựa chọn cho mình một biện pháp phù hợp nhất để quá trình thi công diễn ra một cách thuận lợi nhất. Ngoài ra, dịch vụ chống thấm sàn mái đang được bên AZ Clear áp dụng, bạn có thể tham khảo thêm tại đây!

 

 

 

Bài viết liên quan
0 đánh giá về Những biện pháp thi công chống thấm sàn mái được sử dụng phổ biến
SAO TRUNG BÌNH
0
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Vui lòng chọn đánh giá:
CAPTCHA
0563 928 730
0563 928 730
Zalo chat